TIN TỨC
Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 khiến nhiều hoạt động bán hàng, trao đổi thông tin đều đưa lên không gian mạng. Điều này khiến doanh nghiệp phải thay đổi thích ứng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đối tác.
Chuyển đổi số để giành quyền chủ động
Dịch COVID-19 có nhiều yếu tố tiêu cực tới doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên mặt tích cực của nó là đẩy nhanh quá trình số hóa và chuyển đổi số.
Từ khi xảy ra dịch COVID-19, mỗi doanh nghiệp có những thách thức và khó khăn khác nhau, nhưng giống nhau là mọi thứ đều bất định. DOANH NGHIỆP không biết trước là dịch bùng lên ở điểm nào và thời điểm nào. Do đó, để duy trì sản xuất, doanh nghiệp cố gắng đảm bảo an toàn lao động qua việc ít chạm và duy trì giao tiếp với khách hàng để tiêu thụ hàng hóa. Để làm được điều này, DN cần phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nay gọi là chuyển đổi số. Nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của mình theo chu kỳ và thậm chí thu được tất cả các dữ liệu để căn cứ vào đó mà đưa ra điều chỉnh linh hoạt.
Còn từ góc độ doanh nghiệp làm dịch vụ, việc sử dụng công nghệ chủ động giúp doanh nghiệp chủ động vượt qua những khó khăn. Doanh nghiệp sử dụng nền tảng CNTT để duy trì tương tác giữa các nhân viên.
Có thể thấy, dịch COVID-19 đang tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp khiến chủ doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng. Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống đã gặp khó khăn. Trước bối cảnh đó, yêu cầu về việc ứng dụng công nghệ trong tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu hàng hóa trực tuyến là hướng đi tất yếu.
Nên bắt đầu từ đâu?
Từ các khảo sát cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức vẫn chưa biết phải bắt đầu chiến lược chuyển đổi số từ đâu dù biết là con đường phải đi. Lo ngại lớn nhất là độ rủi ro là rào cản lớn nhất cho quá trình chuyển đổi số của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay. Chuyển đổi số đang thiếu lộ trình cụ thể và thiếu sự cân bằng giữa công nghệ và các nguồn lực nội bộ tại các doanh nghiệp. Do vậy, theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, còn khoảng 1/3 số doanh nghiệp chậm trong nỗ lực chuyển đổi.
Là đơn vị tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, ông Hemy Tzubary, Tổng Giám Đốc One Smart Star cho biết: Bối cảnh khó khăn dịch bệnh chính là cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng chuyển đổi số. Trong thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp phải gặp khó khăn. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp còn tồn tại và có cơ hội phát triển vẫn có những nhu cầu, quan tâm các giải pháp công nghệ mới.
Do đó, đối với chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp mùa dịch, One Smart Star có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp đăng ký sử dụng hotline 4 số như: miễn phí kết nối, giảm 30% phí dịch vụ hàng tháng, chương trình hỗ trợ marketing & truyền thông…
Tại Việt Nam, năm 2020 được coi là năm chuyển đổi số quốc gia với việc triển khai mạnh mẽ các hạ tầng, nền tảng, sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, áp dụng các công nghệ tiên tiến. Năm 2021 sẽ tiếp tục là động lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số với sự vào cuộc của doanh nghiệp và sự tham gia ngày càng nhiều của người dân vào quá trình này.
TIN MỚI NHẤT
TIN LIÊN QUAN